Servant Leadership Là Gì? Kỹ Năng Này Có Lợi Ích Gì Trong Quản Lý?

Servant Leadership là thuật ngữ đang được nhắc đến nhiều thời gian gần đây. Nó như một khái niệm thể hiện phẩm chất, trình độ của người lãnh đạo tài ba trong công việc. Vậy bản chất Servant Leadership là gì và nó mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Servant Leadership là gì?

Servant Leadership hay Lãnh đạo phục vụ ra đời từ ý tưởng của Robert K Greenleaf – Giám đốc phát triển nguồn nhân lực công ty AT&T những năm 1970. Thuật ngữ này nhấn mạnh việc đầu tiên của lãnh đạo là phục vụ, tiếp cận toàn diện công việc, thúc đẩy nhận thức và chia sẻ quyền lực với những người khác. Nói cách khác, Servant Leadership chính là người lãnh đạo mà vai trò đầu tiên là phục vụ những người xung quanh.

Servant Leadership là gì
Servant Leadership là người lãnh đạo mà vai trò đầu tiên là phục vụ những người xung quanh

Có thể nói thuật ngữ này đã phá đi quan niệm về lãnh đạo trong tiềm thức của con người bấy lâu nay. Nếu như bình thường, lãnh đạo được hiểu là những có quyền, chỉ đạo hoạt động, công việc, thì ở đây, Servant Leadership hoàn toàn ngược lại. Lãnh đạo ở đây sẽ đặt lợi ích, nhu cầu của nhân viên lên hàng đầu để mọi người có thể phát triển tốt nhất.

Bản chất thật sự của Servant Leadership là gì?

Nếu như khái niệm Servant Leadership là gì chưa làm bạn hiểu cụ thể, thì bạn có thể tìm hiểu về bản chất của Lãnh đạo phục vụ.

Thực tế, Servant Leadership không phải một kỹ năng hay phương pháp lãnh đạo đặc biệt. Bản chất nó chỉ là một phong cách hành xử, ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới mà thôi. Cách ứng xử này được hình thành và thiết lập dựa trên những yếu tố như:

Giúp đỡ người khác phát triển

Servant Leadership chính là giúp đỡ cấp dưới của mình phát huy được những điểm mạnh, tài năng. Là cấp trên, nhà Lãnh đạo cần tạo điều kiện để cấp dưới học tập, phát huy thế mạnh của mình. 

Để làm được điều này, bạn cần có sự đồng cảm, thấu hiệu với cấp dưới. Ngoài ra, nhà quản lý cũng không ngần ngại bày tỏ quan điểm, góp ý cho nhân viên của mình.

Đảm bảo lợi ích cho nhân viên cấp dưới

Với những cấp trên ứng xử theo phong cách Servant Leadership thì họ luôn đề cao nhu cầu của người khác và thỏa mãn bản thân sau cùng. Với họ, việc phục vụ người khác là niềm vui của bản thân và họ cảm thấy đây chính là việc làm có ý nghĩa. Làm những việc giúp ích cho tương lai của cấp dưới cũng là một hành động thể hiện sự trân quý của mình với công sức của nhân viên.

Tìm hiểu thêm

Đảm bảo lợi ích cho nhân viên là bản chất của Lãnh đạo phục vụ
Đảm bảo lợi ích cho nhân viên là bản chất của Lãnh đạo phục vụ

Có được niềm tin từ nhân viên và duy trì điều đó

Một người quản lý theo phong cách Lãnh đạo phục vụ thường gây dựng và có được lòng tin từ nhân viên thông qua sự trung thực, đúng đắn trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Những cấp trên như vậy thường sẵn sàng từ bỏ quyền lực, tiền thưởng, đãi ngộ mà mình có thể hỗ trợ một phần nào đó cho nhân viên.

Biết lắng nghe

Đây là yếu tố thể hiện rõ nhất phong cách Servant Leadership. Họ sẵn sàng lắng nghe những câu chuyện, vấn đề, thắc mắc của cấp dưới và giải đáp họ. Bởi họ nghĩ rằng lắng nghe cấp dưới sẽ giúp hiểu thấu nhân viên và có thể đưa ra những lời khuyên hoặc giải đáp khúc mắc trong lòng nhân viên. Thông qua điều này, nhân viên sẽ tin tưởng cấp trên, gây dựng được lòng trung thành của nhân viên với quản lý và công ty.

Lợi ích của Servant Leadership là gì?

Sau khi đã có thông tin về khái niệm Servant Leadership là gì, bản chất của Servant Leadership thì chắc hẳn bạn cũng thắc mắc Servant Leadership mang đến những lợi ích gì.

Xét trên thực tế, Lãnh đạo phục vụ có rất nhiều lợi ích với phong cách có phần hơi ngược ở tên gọi của mình. Phong cách quản lý này đã có những đóng góp tích cực cho nhân viên, tổ chức mà không cần dùng đến các công cụ quản trị doanh nghiệp hay phần mềm quản lý nhân sự.

Tăng lòng trung thành của nhân viên với tổ chức

Đây có lẽ là lợi ích đầu tiên mà Servant Leadership mang lại. Với phong cách quản lý này, nhà lãnh đạo đã gợi lên được sự tin tưởng, tình cảm chân thành với nhân viên của mình.

Bằng việc dùng tình cảm chân thật đổi lấy sự chân thành thì người lãnh đạo đã gây dựng được hình ảnh cấp trên mẫu mực, có sự quan tâm, suy nghĩ đến mọi người. Cũng chính những lý do đó mà nhân viên cấp dưới cảm thấy được tôn trọng, lắng nghe và họ sẽ sẵn sàng thể hiện sự trung thành với cấp trên của mình cùng công ty.

Servant Leadership là gì
Servant Leadership giúp nhân viên trung thành

Tăng hiệu quả làm việc

Với những nhà quản lý theo phong cách Servant Leadership thì việc hỗ trợ, thúc đẩy nhân viên là những việc họ sẵn sàng làm và thực hiện theo đúng quyền hạn của mình. Việc hỗ trợ nhằm thúc đẩy nhân viên phát triển và có kết quả làm việc tốt nhất. 

Chính sự tận tâm của quản lý mà cấp dưới cảm thấy mình quan trọng, thông qua đó hình thành suy nghĩ mình cần cố gắng hơn nữa trong công việc để cấp trên không thất vọng.

Giúp cấp dưới tham gia hoạt động chung

Cấp trên thường có quyền hành và quyết định được một số công việc. Họ sẵn sàng có những thay đổi nhỏ để giúp nhân viên có thể tự do tác nghiệp trong công việc. Nhờ việc thoải mái thực hiện công việc được giao, được sự thúc đẩy giúp đỡ từ nhà quản lý nên họ cũng thoải mái hơn trong việc thực hiện các công việc khác ngoài phạm vi quản lý.

Phù hợp với công ty có môi trường làm việc đa dạng

Nếu như cách quản lý độc đoán, chuyên quyền thì rất dễ gây ra những oán trách, hiểu lầm của nhân viên với lãnh đạo. Điều này gây ra thù hằn, ganh ghét và hình thành lối suy nghĩ tha hóa, năng suất lao động không đảm bảo.

Nhưng với phong cách Servant Leadership thì ngược lại. Nhà quản lý sẽ tạo cho nhân viên cảm giác thoải mái hơn, họ cảm thấy được trân trọng, có vai trò nhất định trong công ty.

Hạn chế sự chuyên quyền

Với nhà lãnh đạo theo phong cách Servant Leadership thì quyền lực chỉ là một công cụ để hỗ trợ, giúp đỡ người khác. Họ sẵn sàng từ bỏ quyền lực để thực hiện mong muốn đem lại lợi ích cho nhân viên.

Vậy nên vấn đề chuyên quyền, lạm dụng quyền hành ở công ty, doanh nghiệp sẽ được giảm thiểu đáng kể. Qua đó, tạo ra được môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh và có những đột phá trong tương lai.

Phong cách quản lý này có thể hạn chế sự chuyên quyền
Phong cách quản lý này có thể hạn chế sự chuyên quyền

Những tính cách, phẩm chất của một Servant Leadership

Để trở thành một Servant Leadership không hề khó, các nhà quản lý cần có một vài kỹ năng, phẩm chất sau đây để thực hiện tốt phong cách lãnh đạo này.

  • Biết cảm thông

Sự cảm thông với hoàn cảnh, công việc, năng lực của cấp dưới chính là điều cần có với Servant Leadership. Việc cảm thông với cấp dưới của mình là điều mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần có để thấu hiểu và đưa ra những quyết định, trợ giúp phù hợp cho nhân viên của mình.

Nhà quản lý biết cảm thông sẽ có cái nhìn đa chiều hơn, góc đánh giá rộng hơn và không có những suy nghĩ theo lối mòn truyền thống.

  • Biết cách thuyết phục

Với phong cách Servant Leadership, nhà quản lý cần biết cách thuyết phục thông qua việc tạo được niềm tin từ nhân viên. Chính nhờ điều đó, việc thuyết phục một vấn đề từ cấp tên sẽ trở nên dễ dàng, không có những khúc mắc, điều tiếng như chuyên quyền, lợi dụng, ép buộc người khác.

  • Học cách lắng nghe

Nhà lãnh đạo Servant Leadership cần đặt nhân viên của mình lên trên bản thân. Việc lắng nghe thắc mắc, nguyện vọng của nhân viên cũng rất cần thiết.

Quá trình lắng nghe sẽ giúp quản lý và nhân viên hiểu nhau hơn. Hãy chú tâm vào câu chuyện của mọi người, suy nghĩ những vấn đề họ đưa ra, tránh việc chen ngang khi họ đang chia sẻ.

Thông tin hữu ích

Servant Leadership là gì
Nhà lãnh đạo Servant Leadership cần đặt nhân viên của mình lên trên bản thân
  • Học cách xoa dịu

Xoa dịu là yếu tố giúp nhà quản lý hỗ trợ nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhân viên gặp sự cố được động viên, xoa dịu từ cấp trên sẽ thấy thoải mái, dễ chịu hơn, có thêm động lực hơn trong công việc tiếp theo của mình.

  • Có khả năng phán đoán

Khả năng phán đoán sẽ giúp nhà quản lý thực hiện được những công việc không ai nghĩ đến. Nói cách khác, họ sẽ có sự nhìn nhận, đánh giá, óc phán đoán chính xác trong mỗi trường hợp có thể xảy ra với công việc của mình.

  • Biết cách quản lý

Dù có đặt lợi ích nhân viên lên hàng đầu thì việc quản lý nhân viên của mình cũng vô cùng quan trọng. Với đội, nhóm nhất định thì vai trò của lãnh đạo luôn được đề cao rất nhiều.

Nhóm của bạn có thể phát triển và đạt được những thành công hay không thì vai trò của nhà quản lý là vô cùng quan trọng. Bởi đây chính là những người đưa ra quyết định cuối cùng, có khả năng thấu hiểu, nhìn nhận năng lực, vai trò của nhân viên.

  • Có tầm nhìn chiến lược

Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết kỹ năng, phẩm chất cần có của Servant Leadership là gì thì câu trả lời chính là có tầm nhìn chiến lược.

Nhà quản lý phải có tầm nhìn sâu rộng, có khả năng định hướng công việc, nhân viên của mình. Bạn cũng dám thử thách, dám “mơ lớn”, xác định được mục tiêu của mình và thực hiện nó mà không hề lung lay.

Hy vọng những thông tin trên đây là giúp bạn hiểu được Lãnh đạo phục vụ hay Servant Leadership là gì. Nhìn chung, đây là phong cách lãnh đạo đáng để học tập, ứng dụng giúp mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho công ty và tổ chức.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ecrm là gì

Phần Mềm eCRM Là Gì, Đặc Điểm Và Những Tính Năng Cơ Bản

Phần mềm eCRM đang được khách hàng đánh giá cao bởi đây là giải pháp hỗ trợ điều hành và quản lý các công việc…
Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Kinh Doanh: Cấu Tạo Và Ứng Dụng Thực Tế

Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Kinh Doanh: Cấu Tạo Và Ứng Dụng Thực Tế

Tháp nhu cầu Maslow là một trong những thuật ngữ về marketing được đưa ra từ năm 1934 bởi Maslow và được nhiều doanh nghiệp…
Các Chỉ Tiêu KPI Cho Nhân Viên Kinh Doanh Quan Trọng Nhất

Các Chỉ Tiêu KPI Cho Nhân Viên Kinh Doanh Quan Trọng Nhất

KPI được sử dụng nhiều trong các công ty, doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, là công cụ để đo lường…
Mô Tả Công Việc Trưởng Phòng Nhân Sự Và Thông Tin Liên Quan

Mô Tả Công Việc Trưởng Phòng Nhân Sự Và Thông Tin Liên Quan

Trưởng phòng Hành chính nhân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công ty, chịu trách nhiệm điều phối toàn bộ công việc…
Phần Mềm Mobile CRM Là Gì? Tìm Hiểu Tính Năng Và Lợi Ích

Phần Mềm Mobile CRM Là Gì? Tìm Hiểu Tính Năng Và Lợi Ích

Với thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, các doanh nghiệp nếu muốn cạnh tranh và có cơ hội phát triển…
Lateral Thinking Là Gì? Tìm Hiểu Phương Pháp Tư Duy Sáng Tạo

Lateral Thinking Là Gì? Tìm Hiểu Phương Pháp Tư Duy Sáng Tạo

Ngày này, dường như trong bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đến sự sáng tạo, những ý tưởng, tư duy mới để dễ dàng…