Mô Tả Công Việc Digital Marketing Chi Tiết Không Nên Bỏ Qua

Digital Marketing hiện nay được biết đến là một trong những lĩnh vực phát triển hàng đầu cùng những bước tiến vượt bậc của công nghệ và Internet. Cũng bởi vậy, vị trí này thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ. Dưới đây là mô tả công việc Digital Marketing chi tiết để bạn hiểu rõ nhiệm vụ, yêu cầu và quyền lợi khi làm việc ở chức vụ này.

Mô tả công việc Digital Marketing chi tiết

Digital Marketing được xem là xu hướng của ngành Marketing và truyền thông, đóng vai trò không thể thiếu trong các công ty và doanh nghiệp hiện nay. Đây được hiểu là hình thức quảng cáo, phát triển kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các ứng dụng công nghệ số, chủ yếu sử dụng Internet.

Digital Marketing được xem là xu hướng của ngành Marketing và truyền thông
Digital Marketing được xem là xu hướng của ngành Marketing và truyền thông

Digital Marketing bao gồm các công cụ phổ biến như: Website, Search (SEM, SEO), Online Advertising, Online PR, Social media, Email Marketing, Mobile Marketing,….

Trong mô tả công việc Digital Marketing sẽ bao gồm những nhiệm vụ như:

Tìm hiểu, nắm bắt kịp thời xu thế thị trường

Không riêng vị trí Digital Marketing mà những người làm Marketing nói chung đều phải có kỹ năng nghiên cứu, phân tích và nắm bắt xu hướng của thị trường. Thị trường bao gồm khách hàng, sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh. Trong khi thị trường luôn luôn có sự biến động và thay đổi, bạn cần nhanh nhạy nắm rõ thông tin về nhu cầu và xu hướng của khách hàng để điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu về cách thức làm Marketing, chiến lược Marketing cùng độ hiệu quả của các chiến dịch để học hỏi và đúc rút cho mình những kinh nghiệm.

Các thông tin xuất hiện trên trang tìm kiếm, mạng xã hội, kết hợp cùng công cụ phân tích dữ liệu là một trong những cơ sở quan trọng để nghiên cứu cho kênh online. Khi đó, bạn sẽ nắm được mọi thông tin về từ khóa liên quan đến sản phẩm, xu hướng và phương tiện tiếp cận của người dùng hoặc các cuộc thảo luận trên diễn đàn, group,…. Thông qua các kênh online, bạn cũng có khả năng đánh giá được phạm vi, quy mô thị trường, từ đó tìm được hướng đi cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Xem thêm: Top 11 Phần Mềm Quản Lý Công Việc Chuyên Nghiệp Nhất

Định vị và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp

Định vị thương hiệu được xem như một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm xác định mục đích, hướng đi cho các hoạt động phát triển thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của công ty. Định vị thương hiệu chính là xác định vị trí của sản phẩm, thương hiệu trong nhận thức của khách hàng, giúp doanh nghiệp có sự khác biệt, thu hút hơn đối thủ cạnh tranh, đây cũng chính là chìa khóa thành công của thương hiệu.

Nhân viên Digital Marketing cần xác định thương hiệu mình làm đang thuộc phân khúc nào, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, đồng thời phải so sánh được điểm mạnh, yếu của mình với đối thủ. Việc định vị thương hiệu giúp số lượng đối thủ cạnh tranh giảm đi, bớt những khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Đối với nhiệm vụ này, cái khó lớn nhất của người làm Marketing đó là phải lên được ý tưởng và tiến hành giúp khách hàng xác định được đúng phân khúc sản phẩm của bạn, không bị nhầm lẫn với những sản phẩm khác.

Định vị và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp
Định vị và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp

Xây dựng, thực thi các kế hoạch Digital Marketing

Xây dựng và thực thi kế hoạch Digital Marketing được xem là nhiệm vụ khó khăn nhất trong mô tả công việc Digital Marketing. Để có thể xây dựng được một kế hoạch cụ thể đòi hỏi bạn cần hiểu được sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, mục đích của hoạt động marketing. Đồng thời người làm Marketing cần hiểu được thói quen tìm kiếm, sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng cũng như có kiến thức, kỹ năng nhất định để thực thi chiến lược hiệu quả.

Công việc của bạn lúc này là đưa ra chiến lược Marketing sản phẩm rõ ràng, có kế hoạch truyền thông để đưa sản phẩm đến gần hơn với đối tượng khách hàng. Các hình thức Social Media chính là công cụ đang được nhiều người sử dụng, giúp quá trình tiếp cận khách hàng nhanh hơn. Digital Marketing cần lập được kế hoạch và triển khai các chiến dịch quảng cáo trên nhiều kênh online như Google, Facebook, Tiktok, Youtube để dễ dàng bắt kịp xu hướng hiện nay. Cần xây dựng nội dung độc đáo, có ích để thu hút và giữ chân khách hàng mục tiêu ở lại lâu hơn, sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn còn cần xây dựng kế hoạch về SEO, SEM hay Google Ads để tối ưu hóa thứ hạng tìm kiếm của Website trên Google, tăng lượt truy cập và phục vụ tốt nhất cho các chiến lược Marketing.

Phân tích và đo lường kế hoạch của kế hoạch Digital Marketing

Để có thể triển khai được kế hoạch Marketing một cách rõ ràng, hiệu quả, Digital Marketing cần thống kê, phân tích số liệu cụ thể, dễ hiểu và có sự điều chỉnh hợp lý, phân bổ ngân sách hiệu quả, tối ưu chiến lược Marketing. Đối với nhiệm vụ này, bạn cần đến sự hỗ trợ của các công cụ thống kê, phân tích như Google Analytics hoặc các công cụ phân tích từ Facebook hay Tiktok. Nhân viên Digital Marketing cần nắm rõ các số liệu chỉ số quan trọng như số lượt tiếp cận, số lượt truy cập, CRM, CPC, thời gian ở lại của người dùng, tỷ lệ chuyển đổi,….

Nhiệm vụ khác

Bên cạnh những công việc chính kể trên, nhân viên Digital Marketing còn cần thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác, không kém phần quan trọng để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh như:

  • Tạo và quản lý các chiến dịch xây dựng liên kết, content marketing và sự xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
  • Phát triển nội dung online hấp dẫn, thu hút khách hàng, bao gồm Clickbait, video, hình ảnh, diễn đàn, blog, đồng thời theo dõi sự thành công của nội dung đã tạo.
  • Dự báo sự tăng trưởng của các chiến dịch Marketing và tỷ suất lợi nhuận của chiến dịch.
  • Liên hệ phỏng vấn và tuyển dụng các vị trí quan trọng cho bộ phận Marketing bao gồm: Nhân viên thiết kế đồ họa, biên tập video sáng tạo nội dung, thiết kế web,…
  • Đổi mới các nền tảng, chiến dịch Marketing mới phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Top 7 Phần Mềm Quản Lý Đơn Hàng Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Nhân viên Digital Marketing cần tạo và xây dựng content thu hút
Nhân viên Digital Marketing cần tạo và xây dựng content thu hút

Một số yêu cầu cho công việc Digital Marketing

Digital Marketing là một công việc có tính chất đặc thù mà không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được. Để trở thành nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp, bạn cần đáp ứng được những yêu cầu về trình độ chuyên môn và những kỹ năng cần thiết như:

Yêu cầu về trình độ chuyên môn

Yêu cầu trình độ chuyên môn cho vị trí Digital Marketing bao gồm:

  • Tốt nghiệp từ đại học trở lên theo các chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực Marketing, quản trị kinh doanh, quản trị thương hiệu.
  • Có kiến thức sâu rộng về Marketing, quảng cáo, truyền thông, đồng thời có khả năng xây dựng các chiến dịch phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
  • Ứng viên Digital Marketing cần có kinh nghiệm 6 tháng đến 1 năm trở lên trong các vị trí tương đương ở mảng Marketing.
  • Có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng, các phần mềm, công cụ thiết kế, hiểu biết và sử dụng tốt các phương tiện truyền thông xã hội.

Yêu cầu về kỹ năng

Bên cạnh những yêu cầu cơ bản về trình độ, nhân viên Digital Marketing cần có những kỹ năng quan trọng khác như:

  • Có kỹ năng viết bài content chuẩn SEO, PR, quảng cáo trên các trang website, group, fanpage facebook,…
  • Hiểu biết và sử dụng thành thạo các công cụ phục vụ cho quá trình quảng bá sản phẩm, đồng thời hiểu được các tính năng, nắm bắt nhanh chóng, kịp thời xu hướng công nghệ để ứng dụng và Marketing và kinh doanh.
  • Có kỹ năng virual – lan tỏa thông tin đến khách hàng, giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng một cách nhanh chóng.
  • Có khả năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – đây là một trong những yêu cầu không thể thiếu của Digital Marketing chuyên nghiệp, giúp các bài viết được lọt top tìm kiếm nhanh nhất.
  • Hiểu rõ các chính sách về bài đăng trên các trang mạng xã hội.
  • Có khả năng chạy quảng cáo trên nền tảng xã hội để tăng khả năng tiếp cận của người dùng đối với sản phẩm, dịch vụ.
  • Một số kỹ năng khác nhân viên Digital Marketing cần có: Kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, thuyết trình,…
Nhân viên Digital Marketing cần đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
Nhân viên Digital Marketing cần đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kỹ năng

Mức lương và quyền lợi của vị trí Digital Marketing

Digital Marketing là vị trí công việc có mức lương vô cùng hấp dẫn nếu bạn thành thạo các kỹ năng và có nhiều kinh nghiệm. Thông thường mức lương trung bình cho vị trí này đối với các bạn trẻ mới tốt nghiệp sẽ khoảng 8 – 10 triệu đồng, có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm sẽ nhận được mức lương khoảng 10 – 15 triệu đồng. Nếu là người có kinh nghiệm, không ngừng cố gắng trong công việc và giữ những vị trí quan trọng, bạn có thể nhận được mức lương 20 – 25 triệu đồng.

Ngoài ra, bạn có thể nhận được rất nhiều quyền lợi hấp dẫn cho vị trí Digital Marketing đó là:

  • Được làm việc trong môi trường trẻ năng động, hiện đại, có nhiều cơ hội học tập, trau dồi khả năng và kiến thức chuyên môn, được thăng tiến đến chức vụ cao hơn.
  • Có điều kiện nắm bắt, tiếp thu nhanh chóng những biến đổi của thời đại, công nghệ, đi đầu xu hướng đổi mới.
  • Được hưởng đầy đủ những quyền lợi liên quan đến lương, thưởng, chế độ phúc lợi, bảo hiểm, du lịch,….

Trên đây là mô tả công việc Digital Marketing chi tiết nhất cho những bạn đang quan tâm và mong muốn làm việc tại vị trí này. Digital Marketing là một nghề tiềm năng, có thu nhập hấp dẫn và có tiềm năng phát triển, do đó bạn nên trau dồi kiến thức, kỹ năng cho bản thân để hoàn thành tốt công việc được giao và dễ dàng thăng tiến.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pricing Strategy Là Gì? Các Loại Chiến Lược Giá Và Cách Xác Định

Pricing Strategy Là Gì? Các Loại Chiến Lược Giá Và Cách Xác Định

Pricing Strategy hay chiến lược định giá sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đây…
By Product Pricing là gì?

By Product Pricing Là Gì? Tìm Hiểu Các Chiến Lược Và Cách Xây Dựng

Kinh doanh thời đại 4.0 chắc hẳn bạn đã nghe nói đến khái niệm “By Product Pricing”. Vậy By Product Pricing là gì, nó có…
Phần Mềm Mobile CRM Là Gì? Tìm Hiểu Tính Năng Và Lợi Ích

Phần Mềm Mobile CRM Là Gì? Tìm Hiểu Tính Năng Và Lợi Ích

Với thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, các doanh nghiệp nếu muốn cạnh tranh và có cơ hội phát triển…
Lateral Thinking Là Gì? Tìm Hiểu Phương Pháp Tư Duy Sáng Tạo

Lateral Thinking Là Gì? Tìm Hiểu Phương Pháp Tư Duy Sáng Tạo

Ngày này, dường như trong bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đến sự sáng tạo, những ý tưởng, tư duy mới để dễ dàng…
Rủi Ro Tài Chính Là Gì? Các Loại Rủi Ro Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Rủi Ro Tài Chính Là Gì? Các Loại Rủi Ro Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Rủi ro tài chính là vấn đề tiềm ẩn, thường gặp của bất kỳ doanh nghiệp này, có thể đe dọa đến hoạt động kinh…
nhân viên chăm sóc khách hàng là gì

Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng Là Gì Và Những Nhiệm Vụ Cơ Bản

Nhân viên chăm sóc khách hàng là gì, yêu cầu kinh nghiệm thế nào là những điều bạn nên tìm hiểu nếu muốn làm hoặc…