Rủi Ro Tài Chính Là Gì? Các Loại Rủi Ro Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Rủi ro tài chính là vấn đề tiềm ẩn, thường gặp của bất kỳ doanh nghiệp này, có thể đe dọa đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiểu được vấn đề này và tìm ra cách ngăn chặn sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tình trạng khủng hoảng, suy thoái và đứng vững trên thị trường. Vậy rủi ro tài chính là gì, có những loại nào và cách phòng ngừa như thế nào là hiệu quả, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Mục Lục Nội Dung
Rủi ro tài chính là gì?
Rủi ro tài chính có tên tiếng Anh là Financial Risk, là rủi ro có liên quan đến nguy cơ tổn thất tài chính cho các công ty, doanh nghiệp. Rủi ro tài chính có thể phát sinh từ các yếu tố bên ngoài như sự biến động của thị trường hoặc phát sinh từ quyết định tài chính bên trong doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và kiểm soát dòng tiền.
Tùy từng bối cảnh khác nhau, rủi ro tài chính có thể mở rộng theo nhiều dạng, không chỉ tác động đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các đối tượng khác như cá nhân, chính phủ và thị trường tài chính.
- Cá nhân phải đối mặt với rủi ro tài chính khi đưa ra các quyết định có thể ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, khả năng thanh toán khoản nợ.
- Chính phù phải đối mặt với rủi ro tài chính liên quan đến vấn đề mất khả năng kiểm soát tài chính tiền tệ và các khoản nợ cần trả, trái phiếu.
- Thị trường tài chính thường phải đối mặt với rủi ro tài chính do các tác động kinh tế vĩ mô, sự thay đổi lãi suất thị trường cùng khả năng vỡ nợ của các ngành hoặc tập đoàn lớn.
Như vậy, rủi ro tài chính có thể bị gây ra bởi nhiều yếu tố và tác động đến mọi thành phần trong nền kinh tế. Khi hướng đến mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận, người ta cần nhận thức được rằng luôn có rủi ro đi kèm, từ đó chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu có thể xảy ra.
Xem thêm: Quản Lý Thu Chi Nội Bộ Cho Doanh Nghiệp Nhỏ: Lý Do Và Cách Thức
Các loại rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính có thể phân loại theo nhiều cách, tuy nhiên người ta thường dựa vào tính chất của rủi ro để phân loại. Hiện nay có 4 loại rủi ro thường gặp nhất, đó là rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.
Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường (Market Risk) liên quan đến sự thay đổi đáng kể trên thị trường của các công ty kinh doanh. Nếu gặp rủi ro này, các công ty có thể làm mất lợi nhuận của mình trong trường hợp không thể đưa ra phương án thích nghi phù hợp với sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng hoặc không có kế hoạch phát triển khi đối mặt với đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, rủi ro thị trường còn liên quan đến sự biến động của giá trị thị trường, lãi suất, tỷ giá, cổ phiếu làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng (Credit Risk) là loại rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu thông qua việc mở rộng tín dụng cho khách hàng. Đồng thời rủi ro này cũng liên quan đến rủi ro tín dụng của chính công ty đối với nhà cung cấp. Những khía cạnh của rủi ro tín dụng bao gồm:
- Rủi ro khi cấp tín dụng hoặc tài trợ mua hàng hóa, sản phẩm cho khách nhưng khách hàng lại không có khả năng chi trả.
- Rủi ro trong quá trình doanh nghiệp nhận tín dụng của nhà cung cấp nhưng không có khả năng thanh toán đúng hạn các khoản phải trả. Từ đó, nhà cung cấp có thể ngừng cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoặc ngừng hợp tác kinh doanh.
Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk) bao gồm rủi ro thanh khoản tài sản và rủi ro thanh khoản nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Loại rủi ro này đề cập đến mức độ dễ dàng mà một công ty có thể chuyển đổi tài sản hoặc nguồn vốn của mình thành tiền mặt khi có nhu cầu phát sinh đột ngột.
Đối với những hợp bất khả kháng hoặc yếu tố môi trường vĩ mô thay đổi một cách tiêu cực có thể dẫn đến sự giảm doanh thu. Qua đó, doanh nghiệp có thể đối mặt với những rủi ro lớn nếu không có đủ tiền mặt để thanh toán các khoản phí cần thiết, phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của các giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi hoặc sản phẩm phát sinh lãi suất trên sổ kinh doanh của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Rủi ro lãi suất thường gặp đối với các ngân hàng nước ngoài vì họ nhận được số tiền cho vay thông qua giấy tờ chứng nhận tài khoản tiền và gửi tiết kiệm.
Các ưu và nhược điểm của rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính không thể khẳng định là hoàn toàn tốt hoặc xấu, mặc dù nhắc đến rủi ro người ta thường nghĩ đến hàm ý tiêu cực. Rủi ro tài chính có thể lây lan từ một doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến toàn bộ ngành, thị trường hoặc toàn thế giới.
Đây không phải điều tích cực nhưng việc hiểu được khả năng xảy ra rủi ro tài chính có thể giúp các quyết định đầu tư, kinh doanh sáng suốt hơn. Đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến một chứng khoán hoặc tài sản giúp bạn xác định hoặc thiết lập giá trị của khoản đầu tư. Rủi ro được xem là mặt trái của lợi nhuận, người ta đã lập luận rằng sẽ không có sự tăng trưởng hoặc tiến bộ nào xảy ra nếu không có rủi ro. Bởi vậy, rủi ro tài chính mang đến ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Loại rủi ro này có thể được quản lý để hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.
- Những áp lực về rủi ro tài chính dẫn đến quyết định đầu tư hoặc kinh doanh cẩn thận, được cân nhắc tốt hơn.
- Đối với những khoản đầu tư về chứng khoán hoặc khoản cho vay có rủi ro lớn cũng được tính đến phần bù rủi ro để mang lại lợi nhuận lớn hơn cho cá nhân, doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Rủi ro tài chính liên quan đến những tác nhân không muốn xảy ra, trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
- Một số rủi ro tài chính đến từ bên ngoài, có thể nằm ngoài dự đoán và khả năng kiểm soát.
- Doanh nghiệp khi gặp rủi ro tín dụng có thể làm lây lan rủi ro cho các doanh nghiệp khác liên quan, toàn bộ ngành hoặc thậm chí là tác động dây chuyền đến toàn bộ kinh tế.
Tìm hiểu thêm: Top 12 Phần Mềm Quản Trị Doanh Nghiệp Không Nên Bỏ Qua
Cách phòng ngừa rủi ro tài chính hiệu quả
Hiểu rõ về rủi ro tài chính là việc làm quan trọng giúp doanh nghiệp chủ động phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về những rủi ro có thể gặp phải, để đưa ra được những phương pháp phù hợp, chuẩn bị đối phó và phòng ngừa:
- Doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về việc phòng ngừa rủi ro cho cả lãnh đạo, quản lý và nhân viên, từ đó đẩy mạnh các hoạt động quản trị rủi ro tài chính cho đơn vị của mình.
- Tiến hành xây dựng đội ngũ chuyên môn hoặc các phòng ban chuyên về quản trị tài chính. Bộ phận này có thể độc lập hoặc kết nối với các bộ phận khác tùy theo từng đặc điểm của doanh nghiệp.
- Nên sử dụng một số phương pháp để phân tích rủi ro cho khoản đầu tư dài hạn hoặc muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán. Các công cụ này có thể giúp bạn: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, tất cả tài sản và thu nhập của công ty đó; Phân tích chi tiết các số liệu trên thị trường chứng khoán; Đánh giá hoạt động của một công ty, đồng thời tính toán tỷ lệ nợ trên vốn trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nên tăng cường hệ thống giám sát tài chính và quản trị rủi ro thông qua cơ chế lập quỹ dự phòng, sử dụng phần mềm quản trị rủi ro, mua bảo hiểm. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng ngăn chặn các rủi ro tài chính.
- Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ổn định và hiệu quả sẽ có ít các rủi ro về tài chính. Do đó bạn hãy nâng cao năng lực tài chính cũng như lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, đồng thời cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho đơn vị của mình.
- Bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp để dễ dàng theo dõi dòng tiền một cách hiệu quả và chính xác.
Bài viết trên đây đã thông tin chi tiết đến bạn đọc các vấn đề liên quan đến rủi ro tài chính là gì, các loại rủi ro và cách phòng ngừa hiệu quả. Có thể thấy rủi ro tài chính là vấn đề gây ra nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp, do đó bạn nên tìm hiểu kỹ và có cho mình những giải pháp phù hợp để kịp thời xử lý, ngăn chặn tình trạng này trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!