Giới Thiệu 5 Mẫu Thư Mời Nhận Việc Thu Hút Ứng Viên Giỏi

Thư mời nhận việc thường được gửi sau khi đã chọn lọc ứng viên. Tuy nhiên không phải nhà tuyển dụng nào cũng biết cách viết thư để thu hút ứng viên, tránh tình trạng ứng viên không chấp nhận vị trí phỏng vấn. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc về nội dung, tiêu chí cơ bản và những mẫu thư mời nhận việc chuẩn nhất hiện nay.

Thư mời nhận việc là gì? Những nội dung quan trọng

Thư mời nhận việc có tên trong tiếng Anh là Employment Offer Email. Sau khi ứng viên được lựa chọn vượt qua vòng phỏng vấn, lá thư này sẽ thay cho lời mời họ về làm việc tại doanh nghiệp của mình. Trong lá thư mời nhận việc, ứng viên có thể chấp nhận lời mời hoặc không vì họ có thể còn nhiều lựa chọn khác ngoài công ty của bạn.

Thư mời nhận việc có tên trong tiếng Anh là Employment Offer Email
Thư mời nhận việc có tên trong tiếng Anh là Employment Offer Email

Nhà tuyển dụng cần chú ý rằng, một email đầy đủ thông tin, có văn phong chuyên nghiệp sẽ giúp tăng khả năng đồng ý cho vị trí đang tuyển. Bên cạnh đó, email có nội dung chuyên nghiệp còn giúp giảm sự nghi ngại của ứng viên về quyết định sắp tới của mình.

Ngoài yêu cầu tối thiểu về hình thức của một email thông thường, bao gồm tiêu đề, cách trình bày, nội dung thư mời nhận việc cần đảm bảo các yếu tố cần thiết để bày tỏ lời mời tuyển dụng tới ứng viên.

Thư mời nhận việc chứa nội dung chính liên quan đến công việc sẽ là yếu tố quyết định lớn đến khả năng ứng viên lựa chọn công ty nào để nhận việc. Nội dung trong thư sẽ bao gồm: Vị trí công việc, chế độ đãi ngộ, mức lương, địa điểm và thời gian làm việc,… Ngoài ra, một số thông tin quan trọng cần được đề cập đến như: Thời hạn chấp nhận lời mới, thời gian bắt đầu công việc, giờ làm việc, phòng ban, cấp quản lý trực tiếp,…

Xem thêm: Tổng Hợp Top 16 Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Được Tin Dùng Nhất

Tiêu chí chung trong mẫu thư mời nhận việc

Thư mời nhận việc thường mang tính đặc thù, không giống như thư mời phỏng vấn lúc ban đầu, do được sử dụng trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người được phỏng vấn. Các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng tiêu chuẩn chung cho mẫu thư mời nhận việc, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cho quy trình tuyển dụng nhân sự, đồng thời tăng độ tin cậy để ứng viên dễ dàng lựa chọn công ty làm nơi công tác. Theo đó, tiêu chí chung trong thư mời nhận việc bao gồm:

  • Thông tin đầy đủ: Thư mời nhận việc cần làm rõ những thông tin quan trọng mà ứng viên quan tâm, bao gồm: Thông tin về công việc, lương thưởng, chế độ đãi ngộ, thời gian làm việc. Ngoài ra, thư mời cũng nên đề cập đến các điều khoản theo quy định tại công ty cùng hợp đồng online để các ứng viên có thể hiểu rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình trong suốt quá trình làm việc. Đây được xem là cơ sở để họ đưa ra quyết định có chấp nhận công việc hay không. Bên cạnh đó, bộ phận nhân sự nên chuẩn bị tài liệu cần thiết cho ngày hoặc tuần đầu tiên làm việc vì ứng viên sẽ coi đây là cách công ty quan tâm đến những nhân viên mới.
Thư mời nhận việc có những tiêu chí chung cần lưu ý
Thư mời nhận việc có những tiêu chí chung cần lưu ý
  • Thông tin rõ ràng: Các thông tin được đề cập trong thư mời làm việc phải đảm bảo được tính rõ ràng. Khi đó doanh nghiệp nên tránh sử dụng các từ đa nghĩa hay dễ hiểu nhầm. Việc làm này có thể dẫn đến khả năng ứng viên sau khi đọc thư sẽ có nhiều thắc mắc, phải trao đổi nhiều qua email để được giải đáp. Nếu quá trình trao đổi diễn ra nhiều sẽ tốn thời gian, công sức. Do đó nội dung rõ ràng là tiêu chí quan trọng cần có của mẫu thư mời làm việc chuẩn hiện nay.
  • Trình bày chuyên nghiệp: Thư mời làm việc có cách trình bày chuyên nghiệp sẽ là điểm cộng lớn, để lại ấn tượng sâu sắc cho ứng viên. Đặc biệt nếu là một doanh nghiệp chuyên về truyền thông, liên quan đến sáng tạo thì việc thiết kế thư làm việc mang phong cách ấn tượng sẽ tạo được dấu ấn riêng đặc trưng. Tuy nhiên thư mời nhận việc không nên quá lòe loẹt, sẽ gây phản tác dụng. Theo đó cách trình bày chuẩn của thư mời nhận việc chỉ cần đảm bảo tính dễ đọc, dễ nhìn. Chú ý về mặt hình thức, giữa các đoạn cần cách một dòng, mỗi đoạn không nên quá 4 dòng và một câu không nên quá 1,5 dòng.
  • Văn phong và ngôn ngữ chuẩn mực: Dù là thư mời nhận việc hay thư từ chối ứng viên, nhân viên tuyển dụng cần chú ý sử dụng văn phong, ngôn ngữ chuẩn mực, thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Đồng thời cách sử dụng ngôn ngữ trong cách hành văn sẽ thể hiện được hình ảnh tốt của công ty trong mắt ứng viên. Người soạn thư cần chọn lọc ngôn từ phù hợp với từng đối tượng khác nhau, thể hiện được thái độ vui vẻ, cởi mở, nhiệt tình,….
Chú ý văn phong, từ ngữ khi viết mẫu thư mời nhận việc
Chú ý văn phong, từ ngữ khi viết mẫu thư mời nhận việc

Tổng hợp 5 mẫu thư mời nhận việc cho nhà tuyển dụng

Dưới đây là 5 mẫu thư mời nhận việc chuyên nghiệp, đúng chuẩn nhà tuyển dụng có thể tham khảo và áp dụng để thành công trong việc thu hút ứng viên:

Mẫu thư mời nhận việc số 1

Tiêu đề email: (Tên công ty) Thư mời nhận việc tại (Tên công ty).

Bạn (Tên ứng viên) thân mến,

Đầu tiên, chúng tôi vô cùng cảm ơn vì bạn đã dành thời gian quan tâm, tìm hiểu và ứng tuyển cho vị trí (Tên vị trí) của công ty. Qua thời gian gặp gỡ, trao đổi tại buổi phỏng vấn, chúng tôi rất ấn tượng với kiến thức, kinh nghiệm và những gì bạn thể hiện. Vì vậy, chúng tôi trân trọng được mời bạn gia nhập vào đội ngũ công ty (Tên công ty) với vị trí (Tên vị trí).

Ở vị trí này, bạn sẽ làm việc (bán thời gian/ toàn thời gian) từ (Cụ thể thời gian làm việc và số ngày làm việc trong tuần). Bạn sẽ trực tiếp dưới sự quản lý của anh/chị (Tên quản lý) thuộc phòng ban (Tên phòng).

Như đã thỏa thuận trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ nhận được mức lương khởi điểm là (Số tiền). Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ khác như: (Tên chính sách hỗ trợ, bao gồm bảo hiểm, hỗ trợ chi phí ăn, tiền đi lại, số ngày nghỉ phép trong năm,…).

Chúng tôi đã đính kèm bản hợp đồng chi tiết dưới thư này, bạn có thể tham khảo kỹ trước khi bắt đầu công việc.

Khi nhận được lá thư này, bạn vui lòng xác nhận lại cho chúng tôi trước (Thời gian ngày, giờ cụ thể). Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua (Số điện thoại) hoặc (Địa chỉ email).

Chúng tôi rất mong đợi được đón tiếp bạn khi tham gia vào đội ngũ nhân sự của công ty.

Xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng,

(Tên)

(Chữ ký)

Tham khảo: Top 11 Phần Mềm Quản Lý Công Việc Chuyên Nghiệp Nhất

Mẫu thư mời nhận việc số 2

Tiêu đề email: Chúc mừng bạn đã trúng tuyển vị trí (Tên vị trí) tại (Tên công ty).

Chào bạn (Tên ứng viên),

Đầu tiên, chúng tôi xin chúc mừng bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn và chính thức trúng tuyển vị trí (Tên vị trí) tại công ty. Sau khi trao đổi, chúng tôi rất ấn tượng với kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và kỹ năng của bạn.

Như những thỏa thuận trong buổi phỏng vấn trước đó, mức lương khởi điểm bạn sẽ nhận được là (Số tiền). Bên cạnh đó, bạn cũng nhận được các chế độ về bảo hiểm, phúc lợi, chế độ khen thưởng, nghỉ phép và tham gia các buổi đào tạo chuyên sâu tại công ty.

Ngay bên dưới, chúng tôi có đính kèm bản mềm chi tiết về hợp đồng và công việc nếu bạn làm việc tại vị trí này. Bạn có thể xem qua và cân nhắc trước khi đưa ra quyết định của mình. Vui lòng phản hồi email này trước ngày (Thời gian cụ thể). Nếu bạn đồng ý chấp nhận vị trí công việc này và trở thành thành viên của công ty (Tên công ty), chúng ta sẽ ký hợp đồng vào (Ngày, tháng, năm) và có thể bắt đầu công việc vào (Ngày, tháng, năm).

Nếu gặp bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào liên quan, có thể liên hệ với chúng tôi thông qua (Số điện thoại) hoặc (Địa chỉ email) để được giải đáp chi tiết.

Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được phản hồi sớm từ bạn!

Trân trọng,

(Tên)

(Chữ ký)

Nhà tuyển dụng có thể tham khảo một số mẫu thư mời nhận việc phổ biến
Nhà tuyển dụng có thể tham khảo một số mẫu thư mời nhận việc phổ biến

Mẫu thư mời nhận việc số 3

Tiêu đề email: Công ty (Tên công ty) thông báo trúng tuyển vị trí (Tên vị trí)

Chào bạn (Tên ứng viên),

Tôi là (Tên người gửi email) thuộc phòng nhân sự của công ty (Tên công ty). Chúc mừng bạn đã trúng tuyển vị trí (Tên vị trí) tại công ty của chúng tôi.

Qua buổi phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy bạn có những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm hoàn toàn phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển.

Vì vậy, tôi gửi email này xin được thông báo mức lương cùng thời gian làm việc cho bạn cụ thể như sau:

  • Mức lương khởi điểm: (Số tiền cụ thể).
  • Thời gian thử việc: (Thời gian cụ thể).
  • Thời gian làm việc: (Ngày, giờ cụ thể).
  • Các chính sách hỗ trợ: (…).
  • Ngày bắt đầu nhận việc: (Ngày, giờ cụ thể).

Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với tôi qua (Số điện thoại) hoặc (Địa chỉ email) để được giải đáp kịp thời.

Chúng tôi mong rằng sẽ sớm nhận được phản hồi từ bạn!

Trân trọng,

(Tên)

(Chữ ký)

Mẫu thư mời nhận việc số 4

Tiêu đề email: (Tên công ty) thông báo trúng tuyển

Kính gửi: Anh/Chị (Tên ứng viên),

Đây là thư thông báo trúng tuyển vị trí (Tên vị trí) thuộc bộ phận (Tên phòng ban) của công ty (Tên công ty).

Trước tiên, xin chúc mừng Anh/Chị đã xuất sắc vượt qua vòng phỏng vấn và chính thức trở thành một trong những thành viên của công ty chúng tôi.

Chúng tôi đã sắp xếp, bố trí mọi thứ cần thiết để phục vụ cho quá trình nhận việc và làm việc của Anh/Chị. Vì vậy chúng tôi rất mong rằng Anh/Chị sẽ có mặt đúng giờ vào ngày đầu làm việc để công ty có thể chào đón một cách nồng nhiệt nhất.

Thời gian làm việc sẽ bắt đầu từ (Ngày, giờ cụ thể) tại (Địa chỉ).

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua (Số điện thoại) hoặc (Địa chỉ email).

Chúng tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Anh/Chị!

Trân trọng,

(Tên)

(Chữ ký)

Nhà tuyển dụng cần thận trọng khi viết thư mời cho ứng viên
Nhà tuyển dụng cần thận trọng khi viết thư mời cho ứng viên

Mẫu thư mời nhận việc số 5

Tiêu đề email: Công ty (Tên công ty) thông báo trúng tuyển

Kính gửi: Anh/Chị (Tên ứng viên),

Chúng tôi rất vui mừng khi được thông báo rằng Anh/Chị đã trúng tuyển vị trí (Tên vị trí) tại công ty (Tên công ty) qua buổi phỏng vấn trước đó.

Anh/Chị sẽ:

  • Làm việc tại (Phòng ban) với vị trí (Tên vị trí).
  • Ngày nhận việc: (Thời gian cụ thể).
  • Thời gian thử việc: (…).
  • Thời gian làm việc: (…).
  • Lương cứng: (…).
  • Lương thử việc: (…).
  • Các khoản phụ cấp khác: (…).

Chúng tôi có đính kèm bản mềm hợp đồng lao động để Anh/Chị có thể nắm bắt thông tin chi tiết về công việc tại công ty. Khi nhận được thư này, Anh/Chị vui lòng phản hồi lại cho chúng tôi trước (Thời gian cụ thể).

Mọi thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi qua (Số điện thoại) hoặc (Địa chỉ email).

Hy vọng được chào đón bạn gia nhập vào đội ngũ nhân sự của công ty!

Trân trọng,

(Tên)

(Chữ ký)

Trên đây là thông tin chi tiết về nội dung, tiêu chí quan trọng và các mẫu thư mời nhận việc phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có được lá thư đúng chuẩn, gây ấn tượng tốt và giữ chân được các ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp của mình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Onboarding Là Gì? Quy Trình Onboarding Hiệu Quả Cho Nhân Viên Mới

Onboarding Là Gì? Quy Trình Onboarding Hiệu Quả Cho Nhân Viên Mới

Onboarding là khái niệm không phải là mới nhưng có rất nhiều người còn chưa hiểu rõ. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, Onboarding…
Lương Gross Và Net Là Gì? Nên Chọn Lương Nào Khi Đi Làm?

Lương Gross Và Net Là Gì? Nên Chọn Lương Nào Khi Đi Làm?

Hiện nay có rất nhiều hình thức trả lương cho người lao động, trong đó lương gross và lương net là phổ biến nhất. Đây…
Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Kinh Doanh: Cấu Tạo Và Ứng Dụng Thực Tế

Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Kinh Doanh: Cấu Tạo Và Ứng Dụng Thực Tế

Tháp nhu cầu Maslow là một trong những thuật ngữ về marketing được đưa ra từ năm 1934 bởi Maslow và được nhiều doanh nghiệp…
Pricing Strategy Là Gì? Các Loại Chiến Lược Giá Và Cách Xác Định

Pricing Strategy Là Gì? Các Loại Chiến Lược Giá Và Cách Xác Định

Pricing Strategy hay chiến lược định giá sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đây…
Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng Có Mã Vạch: Lợi Ích Và Hướng Dẫn Sử Dụng

Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng Có Mã Vạch: Tính Năng Và Lợi Ích

Quản lý hàng hóa và hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọng cần lưu tâm của mỗi cửa hàng, doanh nghiệp trong bất…
Quy Trình Điều Chuyển Nhân Sự Gồm Những Bước Cơ Bản Nào?

Quy Trình Điều Chuyển Nhân Sự Gồm Những Bước Cơ Bản Nào?

Điều chuyển nhân sự mặc dù không xảy ra thường xuyên nhưng là hoạt động không tránh khỏi của các doanh nghiệp, tổ chức. Mỗi…