Trade Marketing Là Gì? Tổng hợp từ A-Z về công việc, vai trò, ý nghĩa

Trade Marketing là khái niệm còn khá mới tại Việt Nam. Chính vì vậy nhiều người không khỏi thắc mắc Trade Marketing là gì? Công việc cụ thể của một trade marketing ra sao và Trade Marketing có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp. Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Trade Marketing là gì?

Trade Marketing – Marketing tại điểm bán, là một bộ phận trung gian giữa Sales và Marketing. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm và triển khai tất cả các hoạt động tổ chức, chiến lược ngành hàng và thương hiệu trong kênh phân phối tại điểm bán. Mục đích cuối cùng của Trade Marketing là thu về lợi nhuận và doanh số từ việc tối ưu hóa trải nghiệm người mua hàng (Buyer) và nhà bán lẻ (retailer).

Trade marketing là gì

Hiểu một cách đơn giản hơn, Trade Marketing chính là hoạt động thương mại hóa chiến lược Marketing. Biến các hoạt động Marketing trở thành những hoạt động mang tính chất thương mại. Vậy nên, nếu bạn đầu tư tiền vào các hoạt động Marketing liên quan đến người mua hàng (Shoppers) như: khuyến mãi sản phẩm, giảm giá, trưng bày…thì bạn sẽ ngay lập tức thu về nguồn tiền trên thị trường.

Công việc của một Trade Marketing gồm những gì?

Tùy vào đặc điểm, tính chất của từng doanh nghiệp mà công việc của Trade Marketing cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, công việc của một Trade Marketing là tập trung nghiên cứu và triển khai các giải pháp nhằm đưa những sản phẩm của công ty tiếp cận được với khách hàng, khiến khách hàng có cảm nhận tốt nhất về sản phẩm của công ty tại mọi điểm bán lẻ như: cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại …vv.

Chung quy lại, công việc của Trade Marketing chính là thế nào để khiến những nhà bán lẻ, những đại lý phân phối hứng thú với những sản phẩm mà mình cung cấp. Từ đó nhập hàng với số lượng lớn nhất. Còn đối với những người tiêu dùng, Trade Marketing có nhiệm vụ triển khai bất kỳ hành động, chiến dịch nào để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận và tìm thấy sản phẩm của bạn khi đi mua sắm.

công việc của trade marketing

Nếu như truyền thông, quảng cáo nhắm đến khách hàng mục tiêu thông qua các phương tiện đại chúng, cạnh tranh nhau bằng cách giành lấy vị trí Top Of Mind trong tâm trí người dùng thì trận chiến của Trade lại nằm ở kênh phân phối và điểm bán sản phẩm. Vì vậy, những nhãn hàng lựa chọn được những điểm bán “vàng” và kênh phân phối phù hợp sẽ dễ dàng đưa các sản phẩm của nhãn hàng mình đến tay người tiêu dùng và trở thành người chiến thắng. Để làm được điều này, công việc mỗi ngày của các Trade Marketing phải thực hiện đó chính là:

  • Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng
  • Phát triển các chiến lược để thu hút sự quan tâm của các đại lý phân phối, các nhà bán lẻ.
  • Lên kế hoạch và tổ chức các chương trình Hội nghị khách hàng
  • Hỗ trợ tổ chức sự kiện, triển lãm thương mại
  • Thực hiện Trade Marketing thông qua trưng bày sản phẩm
  • Tư vấn và hỗ trợ tổ chức các chương trình khuyến mãi phù hợp cho các đại lý, nhà bán lẻ dựa trên phân tích dữ liệu và xu hướng tiêu dùng.
  • Xây dựng các mối quan hệ
  • Xây dựng thương hiệu
  • Hỗ trợ các nhà bán lẻ hiểu rõ hơn về thương hiệu thông qua các tài liệu tiếp thị.
  • Hỗ trợ trưng bày sản phẩm tại các điểm bán, đại lý nhằm tối đa hiệu quả tiếp thị.

Công việc tổng thể của Trade Marketing

Vai trò của quan trọng của Trade Marketing đối doanh nghiệp

Là người mang sản phẩm của nhãn hàng, doanh nghiệp đến với người tiêu dùng, trực tiếp mang doanh thu về cho doanh nghiệp. Trade Marketing có vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Một số nghiên cứu thực tế cho thấy, 75% quyết định mua hàng được thực hiện ngay tại điểm bán, 35% khách hàng sẵn sàng thay đổi quyết định mua hàng của mình bởi những tác động diễn ra tại cửa hàng hoặc điểm bán, mỗi ngày có khoảng 1.000.000 điểm bán mới được mở ra với những yêu cầu và đòi hỏi cao hơn. Tất cả những điều này đã chứng minh một sự thật không thể chối cãi về sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam. Cũng như vai trò quan trọng của Trade Marketing, nhất là với những mặt hàng có tính cạnh tranh cao như hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Việc nhãn hàng của doanh nghiệp có thể hiện diện ở khắp mọi nơi xung quanh người tiêu dùng một cách tự nhiên hay cố ý, tạo sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng chính là “bí quyết vàng” để chiến thắng đối thủ cạnh tranh trong ngành. Để làm được điều này thì chỉ có thể dựa vào năng lực của Trade Marketing. Điều này càng chứng tỏ vai trò quan trọng và không thể thiếu của Trade Marketing đối với lĩnh vực bán lẻ nói riêng và tất cả các lĩnh vực ngành nghề khác nói chung.

Vai trò của Trade Marketing
Trade Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp

Với sự cạnh tranh nảy lửa trong kinh doanh như hiện nay, việc doanh nghiệp không tập trung đầu tư vào Trade Marketing chính là một bất lợi lớn. Bởi nếu bỏ qua việc đầu tư và phát triển Trade Marketing chính là đang tự đặt mình vào tình thế rủi ro hơn cả.

Đừng nhìn vào vẻ bề ngoài bình yên của thị trường mà cho rằng nó ít xáo động. Bởi thực chất đằng sau vẻ bề ngoài tưởng chừng như êm đẹp ấy lại chính là cuộc đua không ngừng nghỉ, là sự cạnh tranh khốc liệt ở mọi mặt trận và bất kỳ ngách thị trường nào. Người thắng cuộc chính là người tạo ra sự khác biệt, khiến người khác bị thu hút và tin tưởng vào nhãn hàng mà họ cung cấp, đó không ai khác chính là Trade Marketing.

Ngoài ra, Trade Marketing cũng chính là người giúp sản phẩm của doanh nghiệp trông thu hút và nổi bật nhất trên mọi kệ hàng, ngay cả với những không gian hẹp nhất, thông qua việc thúc đẩy sự hứng khởi của các đại lý, nhà phân phối khi trưng bày sản phẩm. Vậy nên có thể khẳng định, số lượng sản phẩm của nhãn hàng xuất hiện trên kệ nhiều hay ít, có đặt ở vị trí nổi bật hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược Trade Marketing có tốt hay không.

Trade Marketing phân tích và nghiên cứu thị trường

Trade Marketing có quan trọng với doanh nghiệp không? Trade Marketing là khái niệm khá mới với nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên khi hiểu được vai trò của Trade Marketing thì các doanh nghiệp chắc chắn cũng thấy rõ sự cần thiết của việc phải đưa ra những chiến lược phân phối và bán hàng đúng đắn và đồng bộ với những chiến lược tiếp thị nhãn hiệu hiện tại khác mà họ đang thực hiện. Từ những nghiên cứu, phân tích, đánh giá về nhu cầu cũng như mong muốn cụ thể của Nhà Bán Lẻ (Retailer) và Khách Mua Hàng (Buyer), doanh nghiệp sẽ thấu hiểu những “khách hàng” này của họ. Đồng thời đưa ra những chiến thuật (tactics) phù hợp nhất, hiệu quả cao nhất cho từng đối tượng khi thực hiện mỗi chiến lược trade marketing (strategy).

Cần gì để trở thành một Trade Marketing giỏi?

Không chỉ mang lại cho bạn một mức thu nhập mơ ước, công việc của một chuyên viên Trade Marketing còn có thể mang lại cho bạn những kiến thức, kỹ năng, những trải nghiệm thực tế mà không không phải công việc nào cũng có được. Tuy nhiên, để trở thành một chuyên viên Trade Marketing chuyên nghiệp thì bạn cũng cần có những yếu tố như:

Bằng cấp

Tất cả chúng ta đều hiểu rằng, bằng cấp không phải là tất cả nhưng nó lại là yếu tố không thể thiếu để trở thành một Trade Marketing chuyên nghiệp. Thực tế những kiến thức được trang bị trong hành trình sở hữu tấm bằng trên tay chính là nền tảng quan trọng để bạn dễ dàng bắt nhịp hơn với công việc Trade Marketing của mình.

Kỹ năng

Để trở thành một Trade Marketing giỏi thì không thể thiếu những kỹ năng như:

  • Thấu hiểu người mua và người bán
  • Thấu hiểu đội ngũ sales
  • Đọc hiểu và phân tích số liệu
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán
  • Kỹ năng quan sát và đánh giá
  • Nhạy cảm về kinh doanh
  • Kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt
  • Kỹ năng sáng tạo

Sáng tạo, nhanh nhạy trong khả năng quan sát và linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề… là những yếu tố quan trọng mà bất kỳ một chuyên viên Trade Marketing nào cũng cần phải trang bị để trở nên xuất sắc. Vậy nên nếu bạn đang mong muốn trở thành một Trade Marketing giỏi, chuyên nghiệp thì đừng quên trang bị đầy đủ cho mình những kỹ năng trên nhé.

Một Trade Marketing giỏi cần rất nhiều kỹ năng
Để trở thành một Trade Marketing giỏi cần rất nhiều kỹ năng

Kinh nghiệm thực tế

Không chỉ Trade Marketing mà với bất kỳ công việc nào thì kinh nghiệm thực chiến cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi đây là những thứ mà không ở bất kỳ đâu có thể dạy bạn, chỉ khi bạn bắt tay vào làm việc thì bạn mới có thể bắt gặp cũng như tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

Hơn nữa, Trade Marketing là một vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy để đảm nhiệm vị trí này bạn cần có một số năm kinh nghiệm nhất định. Thông thường với trí Trade Marketing các doanh nghiệp sẽ có yêu cầu ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương hoặc liên quan.

Trade Marketing là gì? Nó có vai trò như thế nào với doanh nghiệp? Để trở thành Trade Marketing thì cần những gì? Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn giải quyết tất cả những vấn đề thắc trên. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn nào khác liên quan đến Trade Marketing hoặc muốn tìm hiểu thêm về các khái niệm khác thì hãy để lại ý kiến của bạn dưới phần bình luận để được giải đáp nhé.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Kinh Doanh: Cấu Tạo Và Ứng Dụng Thực Tế

Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Kinh Doanh: Cấu Tạo Và Ứng Dụng Thực Tế

Tháp nhu cầu Maslow là một trong những thuật ngữ về marketing được đưa ra từ năm 1934 bởi Maslow và được nhiều doanh nghiệp…
Gợi Ý 4 Mẫu Thư Từ Chối Ứng Viên Chuyên Nghiệp, Lịch Sự

Gợi Ý 4 Mẫu Thư Từ Chối Ứng Viên Chuyên Nghiệp, Lịch Sự

Bên cạnh thư mời nhận việc, thư thông báo trúng tuyển thì thư từ chối ứng viên cũng rất cần thiết. Nó cho thấy sự…
Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng Có Mã Vạch: Lợi Ích Và Hướng Dẫn Sử Dụng

Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng Có Mã Vạch: Tính Năng Và Lợi Ích

Quản lý hàng hóa và hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọng cần lưu tâm của mỗi cửa hàng, doanh nghiệp trong bất…
Bảng Giá Phần Mềm ERP Là Bao Nhiêu, Ảnh Hưởng Bởi Yếu Tố Nào?

Bảng Giá Phần Mềm ERP Là Bao Nhiêu, Ảnh Hưởng Bởi Yếu Tố Nào?

Hiện nay, tại Việt Nam đang có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng ERP thành công. Hơn nữa, nhờ những ưu điểm vượt trội mà…
Gross Salary Là Gì? Cách Tính Lương Gross Để Không Bị Thiệt

Gross Salary Là Gì? Cách Tính Lương Gross Để Không Bị Thiệt

Với những người đã đi làm, điều mà ai cũng mong muốn đó là tiền lương được nhận mỗi tháng. Với những ai mới đi…
Phần Mềm CRM Là Gì? Các Loại Phần Mềm CRM Phổ Biến 

Phần Mềm CRM Là Gì? Các Loại Phần Mềm CRM Phổ Biến 

Trong cuộc sống số, cụm từ CRM đã trở nên quá quen thuộc với mọi người, chúng cũng nhanh chóng trở thành mối quan tâm…