Lương Gross Và Net Là Gì? Nên Chọn Lương Nào Khi Đi Làm?

Hiện nay có rất nhiều hình thức trả lương cho người lao động, trong đó lương gross và lương net là phổ biến nhất. Đây là 2 hình thức được đa số người sử dụng lao động dùng để trả lương cho người lao động. Vậy lương gross và net là gì, cách tính như và quy đổi ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Weup.

Lương gross và net là gì?

Lương gross và net là hai khái niệm người lao động cần biết để tránh bị thiệt thòi khi đi xin việc. Vậy lương gross và net là gì?

Lương gross là tổng thu nhập 1 tháng mà người lao động nhận được, nó bao gồm cả những khoản trợ cấp, hoa hồng, khoản đóng thuế và bảo hiểm. Vì vậy nên lương thực nhận sẽ ít hơn lương gross.

Xem thêm

Lương gross và net là hai khái niệm người lao động cần biết

  • Lương gross và net là hai khái niệm người lao động cần biết

Lương net là số tiền người lao động thực nhận khi đã trừ đi toàn bộ khoản thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm. Đây là khoản tiền thực tế bạn nhận được mà không còn phải trừ đi bất kỳ khoản phí nào nữa.

Nên thỏa thuận lương net hay lương gross khi đi làm?

Về mặt lý thuyết, dù là lương gross hay lương net thì số tiền mà người lao động thực nhận vẫn như nhau. Nhưng theo kinh nghiệm, nếu nhận lương net thì người lao động có thể sẽ phải chịu nhiều rủi ro hơn.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp thường đóng bảo hiểm cho người lao động theo lương net để giảm chi phí. Bởi mức lương thấp kéo theo bảo hiểm cũng thấp và các chế độ bảo hiểm cũng thấp hơn những gì bạn được hưởng.

Nếu nhận lương gross, bạn sẽ cảm thấy như bị mất một khoản tiền, nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên chọn mức lương này. Bởi tất cả mức đãi ngộ, mức đóng bảo hiểm của bạn sẽ được hưởng dựa trên mức lương gross.

Dù việc chọn lương gross ban đầu sẽ tốn nhiều công sức để tính toán nhưng về lâu dài bạn sẽ thấy được rất nhiều quyền lợi. Vì vậy, nếu có thể đàm phán thì hãy chọn mức lương gross với nhà tuyển dụng. Còn nếu công ty mặc định trả theo lương net thì hãy hỏi rõ mức đóng bảo hiểm để hiểu được những quyền lợi của bản thân.

Công thức tính lương gross và net là gì?

Lương gross là hình thức trả lương vô cùng phổ biến và được tính theo công thức như sau:

Lương gross = Lương cơ bản + Tiền thưởng + Tiền trợ cấp + Tiền BHXH, BHYT, BHTN + Thuế TNCN.

Trong khi đó, lương net được tính theo công thức như sau:

Lương net = Lương gross – Tiền BHXH – Tiền BHTN – Tiền BHYT – Thuế TNCN

Trong đó:

  • BHXH: Là bảo hiểm xã hội, người lao động cần đóng 8%.
  • BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đóng 1%.
  • BHYT: Bảo hiểm y tế, người lao động đóng 1,5%.
  • Thuế TNCN: Thuế thu nhập cá nhân sẽ dựa theo giá trị lương của bạn.
Có thể quy đổi lương net và gross dễ dàng
Có thể quy đổi lương net và gross dễ dàng

Một số câu hỏi về lương gross và lương net

Với những ai mới đi làm, thông tin về lương chắc chắn sẽ khiến bạn bỡ ngỡ và có nhiều điều chưa rõ. Hãy cùng đọc tiếp nội dung sau đây để hiểu rõ toàn bộ những vấn đề xung quanh lương thưởng.

Mức lương bao nhiêu sẽ cần đóng thuế thu nhập cá nhân?

Theo điều 7 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế với thu thập từ tiền lương, tiền công là thu thập tính thuế, thuế suất. Thu thập tính thuế được tính bằng thu nhập trừ đi các khoản giảm trừ như: 

  • Các khoản đóng bảo hiểm hoặc quỹ hưu trí tự nguyện.
  • Các khoản đóng góp từ thiện, khuyến học hay nhân đạo.
  • Các khoản giảm trừ gia cảnh, với bản thân là 11 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, người lao động có tổng thu nhập tiền lương trên 11 triệu/tháng sẽ cần nộp thuế TNCN cho nhà nước.

Thử việc có cần đóng thuế không?

Người thử việc sẽ không phải đóng thuế nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau đây:

  • Người lao động thử việc nhưng kỳ hợp đồng lao động 3 tháng trở lên, thu nhập dưới 11 triệu/tháng.
  • Người lao động chỉ có duy nhất thu thập đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%, tuy nhiên ước tính thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế và làm cam kết.

Thông tin hữu ích

Đa số người lao động trong giai đoạn thử việc sẽ không cần đóng thuế
Đa số người lao động trong giai đoạn thử việc sẽ không cần đóng thuế

Lương thử việc bằng bao nhiêu lương chính thức?

Lương thử việc theo quy định của Luật lao động Việt Nam sẽ bằng 85% mức lương thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được lương gross và lương net là gì để đảm bảo được quyền lợi cho bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu thêm thông tin về Luật lao động để tránh những thiệt hại, rủi ro khi đi xin việc, làm việc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Onboarding Là Gì? Quy Trình Onboarding Hiệu Quả Cho Nhân Viên Mới

Onboarding Là Gì? Quy Trình Onboarding Hiệu Quả Cho Nhân Viên Mới

Onboarding là khái niệm không phải là mới nhưng có rất nhiều người còn chưa hiểu rõ. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, Onboarding…
Service Level Agreement Là Gì? Phân Loại Và Theo Dõi Ra Sao?

Service Level Agreement Là Gì? Phân Loại Và Theo Dõi Ra Sao?

Service Level Agreement hay SLA là chỉ số đánh giá công việc ngày càng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Việc hiểu…
Tìm hiểu Sale Engineer là gì

Sale Engineer là gì? Tổng quan về nghề Sale Engineer

Trong thời buổi kinh tế thị trường mở rộng và phát triển như hiện nay, nghề Sales hay bán hàng đã không còn quá xa…
Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Kinh Doanh: Cấu Tạo Và Ứng Dụng Thực Tế

Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Kinh Doanh: Cấu Tạo Và Ứng Dụng Thực Tế

Tháp nhu cầu Maslow là một trong những thuật ngữ về marketing được đưa ra từ năm 1934 bởi Maslow và được nhiều doanh nghiệp…
Sales Funnel Là Gì? Ý Nghĩa Và Quy Trình Xây Dựng Hiệu Quả Nhất

Sales Funnel Là Gì? Ý Nghĩa Và Quy Trình Xây Dựng Hiệu Quả Nhất

Sales Funnel hay phễu bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách hàng và tăng doanh thu cho doanh…
ecrm là gì

Phần Mềm eCRM Là Gì, Đặc Điểm Và Những Tính Năng Cơ Bản

Phần mềm eCRM đang được khách hàng đánh giá cao bởi đây là giải pháp hỗ trợ điều hành và quản lý các công việc…