Quy Trình Điều Chuyển Nhân Sự Gồm Những Bước Cơ Bản Nào?

Điều chuyển nhân sự mặc dù không xảy ra thường xuyên nhưng là hoạt động không tránh khỏi của các doanh nghiệp, tổ chức. Mỗi lần điều chuyển công tác có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân nhân sự, bộ phận và những đối tượng khác liên quan. Vì vậy việc thông báo với người lao động và các bên liên quan cần được thực hiện đầy đủ và cẩn thận. Bài viết này sẽ chia sẻ tới bạn đọc nguyên nhân và các bước của quy trình điều chuyển nhân sự.

Điều chuyển nhân sự là gì?

Điều chuyển nhân sự được hiểu là hoạt động đưa nhân sự đến và đi hoặc thay đổi vị trí, công việc của một nhân sự nào đó trong công ty, đảm bảo đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Điều chuyển nhân sự có hai hình thức đó là điều chuyển tạm thời và điều chuyển chính thức.

Điều chuyển nhân sự là thay đổi vị trí, công việc của nhân sự
Điều chuyển nhân sự là thay đổi vị trí, công việc của nhân sự

Điều chuyển tạm thời

Điều chuyển nhân sự tạm thời là hình thức điều chuyển không cần sự đồng ý của người bị điều chuyển nhưng không được cộng dồn trên 60 ngày trong một năm. Đặc biệt nhân sự trong thời gian điều chuyển phải được thông báo trước tối thiểu 3 ngày làm việc và được hưởng lương bằng tối thiểu 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.

Điều chuyển chính thức

Điều chuyển chính thức là hình thức điều chuyển nhân sự của công ty đến một công việc khác cố định, yêu cầu có sự đồng ý của người bị điều chuyển. Đối với hình thức này, nhân sự phải được thông báo trước 7 ngày làm việc, đồng thời được ký hợp đồng lao động mới và hưởng mức lương bằng tối thiểu 85% tiền lương công việc cũ nhưng không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.

Xem thêm: Tổng Hợp Top 16 Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Được Tin Dùng Nhất

Nguyên nhân và ảnh hưởng của việc điều chuyển nhân sự

Quy trình điều chuyển nhân sự xảy ra khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm và bổ sung nhân sự giữa các bộ phận khác nhau, phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp. Ngoài ra, điều chuyển cũng có thể xảy ra khi doanh nghiệp muốn tạo điều kiện đặc biệt cho nhân viên phát triển hoặc thấy nhân viên đó phù hợp ở vị trí khác trong doanh nghiệp.

Có thể mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên việc điều chuyển nhân sự không chỉ ảnh hưởng đến người lao động và chủ sở hữu lao động mà còn ảnh hưởng đến cả những bộ phận khác có liên quan trong doanh nghiệp.

Điều chuyển nhân sự gây ảnh hưởng đến người lao động và chủ sở hữu lao động
Điều chuyển nhân sự gây ảnh hưởng đến người lao động và chủ sở hữu lao động

Đối với doanh nghiệp

Điều chuyển nhân sự giúp nâng cao hiệu quả công việc trong bộ phận nhân sự đến và đi. Bộ phận tiếp nhận nhân sự mới sẽ có thêm sự nâng cao năng suất làm việc. Bên cạnh đó bộ phận cắt giảm nhân sự sẽ tiết kiệm được chi phí hoạt động và nâng cao hiệu suất làm việc của từng cá nhân trong đó.

Đối với nhân sự

Đa số nhân sự trong một tổ chức khi đã quen với công việc mình làm sẽ không muốn có sự thay đổi. Vấn đề điều chuyển sẽ khiến nhân sự gặp một số khó khăn và mất nhiều thời gian hơn để làm quen với công việc, môi trường mới, khi đó năng suất làm việc ban đầu cũng giảm sút. Đây được xem là thời điểm nhạy cảm với nhân sự nhưng lại thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với nhân viên và cho thấy giá trị của họ trong bộ máy tổ chức. Chính vì vậy điều chuyển nhân sự được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhân viên trong công ty thôi việc.

Tham khảo: Top 11 Phần Mềm Quản Lý Công Việc Chuyên Nghiệp Nhất

Các bước trong quy trình điều chuyển nhân sự

Nắm rõ được quy trình điều chuyển nhân sự sẽ giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Các bước trong quy trình điều chuyển bao gồm:

Quy trình điều chuyển nhân sự thường trải qua 4 bước
Quy trình điều chuyển nhân sự thường trải qua 4 bước

Bước 1: Lãnh đạo doanh nghiệp hoặc những người có trách nhiệm quản lý họ cùng hai trưởng bộ phận đi và đến của nhân sự, cùng các bộ phận liên quan nếu có.

Bước 2: Doanh nghiệp thông báo cho người lao động và đợi sự đồng ý của họ (đối với hình thức điều chuyển chính thức). Thời gian quy định để người lao động quyết định là 7 ngày.

Bước 3: Phòng nhân sự có trách nhiệm thông báo về quyết định điều chuyển, trong khi đó bộ phận có nhân sự sẽ tiến hành bàn giao và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.

Bước 4: Bộ phận tiếp nhận nhân sự cùng doanh nghiệp tiến hành đăng ký hợp đồng mới với người lao động (đối với hình thức điều chuyển chính thức).

Bài viết trên đây đã chia sẻ tới bạn đọc nguyên nhân, ảnh hưởng và các bước trong quy trình điều chuyển nhân sự. Đây được xem là điều không thể tránh khỏi và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như năng suất làm việc của người lao động. Do đó các doanh nghiệp cần chú ý nhiều hơn, có sự chỉn chu trong công tác điều chuyển nhân sự này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phần mềm ERP

Phần Mềm ERP Là Gì? Những Lợi Ích Của ERP Đối Với Doanh Nghiệp

Phần mềm ERP là gì? Ưu nhược điểm của ERP? Những doanh nghiệp nào nên sử dụng phần mềm quản trị ERP? Tất cả những…
Mô Tả Công Việc Trưởng Phòng Kinh Doanh Chi Tiết Nhất

Mô Tả Công Việc Trưởng Phòng Kinh Doanh Chi Tiết Nhất

Trưởng phòng kinh doanh là vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, được nhiều người mơ ước theo đuổi. Tuy nhiên không phải ai cũng…
Service Level Agreement Là Gì? Phân Loại Và Theo Dõi Ra Sao?

Service Level Agreement Là Gì? Phân Loại Và Theo Dõi Ra Sao?

Service Level Agreement hay SLA là chỉ số đánh giá công việc ngày càng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Việc hiểu…
Top 5+ Công Ty Phần Mềm ERP Doanh Nghiệp Nên Lựa Chọn

Top 5+ Công Ty Phần Mềm ERP Doanh Nghiệp Nên Lựa Chọn

Trong thời đại công nghệ phát triển ngày này, các phần mềm ERP này càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Mặc…
By Product Pricing là gì?

By Product Pricing Là Gì? Tìm Hiểu Các Chiến Lược Và Cách Xây Dựng

Kinh doanh thời đại 4.0 chắc hẳn bạn đã nghe nói đến khái niệm “By Product Pricing”. Vậy By Product Pricing là gì, nó có…
Các Chỉ Tiêu KPI Cho Nhân Viên Kinh Doanh Quan Trọng Nhất

Các Chỉ Tiêu KPI Cho Nhân Viên Kinh Doanh Quan Trọng Nhất

KPI được sử dụng nhiều trong các công ty, doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, là công cụ để đo lường…